Essays    Reportage    Marginalia    Interviews    Poetry    Fiction    Videos    Everything   
Safe sex and Exile | Tình dục an toàn và Lưu vong

Bạn sẽ gọi quê hương bằng một đại từ nào? Tôi sẽ gọi đó là một ám ảnh | What pronoun would you use to call your birthsoil? I would call it a haunting

By Vũ Thành Sơn and Kaitlin Rees

The following poems and commentary by Vũ Thành Sơn, with translation from Vietnamese by Kaitlin Rees and a key word intervention by Nguyễn Hoàng Quyên, are the seventh installment in The Pronoun folio of the Transpacific Literary Project. Find the rest of the folio here.

 
 
 
 
 

Tình dục an toàn

Cuộc phiêu lưu ngắn ngủi kết thúc nhanh chóng hơn chúng tôi tưởng. Chúng tôi mỗi đứa nằm một góc. Chúng tôi mỗi đứa mang một tên. Chúng tôi mỗi đứa một tên vì muốn tình dục an toàn. Đứng chỗ nào cũng cần hơn một người. Đứng chỗ nào cũng bị nhầm lẫn với một người khác. Tôi sẽ đứng ở đâu nếu không mang trên mình một khuôn mặt? Tôi là người ăn chay. Nhiều năm trước tôi sống một mình bên bờ Thái Bình Dương.
 
 

Safe sex

Brief adventure concludes more quickly than we imagine. We each lie in a corner. We each bear a name. We each name because we want sex safely. Stand anywhere and still need one more person. Stand anywhere and still get mistaken for another person. Where will I stand if not bearing on my body a face? I am vegetarian. So many years ago I lived alone by the shores of the Pacific.
 
 


 
 

Lưu vong

em mở cánh cửa trong phần sâu thẳm nhất của thân thể em cánh rừng cháy khét chim chóc hoang vu để chào đón tôi

sự mù loà da thịt đã làm chúng ta lạc lõng giữa những lựa chọn

hãy đặt tay em vào tay tôi như cách người ta sắp sửa đánh mất tiếng nói của mình trước sự hung hãn của bóng tối

chúng ta không quê hương

dưới kia, nơi con đường đổ dốc và lịch sử bắt đầu từ những giấc mơ bình dị của biển, chúng ta sẽ sản sinh cho đời những đàn cá nhỏ trong suốt

cho dù gọi đó là trò chơi hay hoà giải với thực tại, bản chất lưu vong của chúng ta không hề thay đổi

tôi là tôi là tôi không là tôi
 
 

Exile

you open the door in the very depths of your body a burnt forest a feral bird to greet me

skin blindness has made us wander among choices

place your hand on my hand as someone preparing to lose their voice before the cruelty of darkness

we without birthsoil

down there, where the road slopes and history begins from simple dreams of sea, we will produce for life schools of small transparent fish

whether it’s called a game or reconciliation with reality, the essence of our exile does not change

i am me am i am not me

 
Translation credit to Nguyễn Hoàng Quyên for “quê hương” as “birthsoil”
 
 


 
Tại sao Lưu vong và Tình dục an toàn?
 
Why Exile and Safe sex?

 
Khi câu hỏi tại sao được ném ra, thi ca chấm dứt và siêu hình học bắt đầu.

The question of ‘why’ marks the point where poetry ends and metaphysics begins.

Điều tôi thấy cần nói trước tiên là hai bài thơ Lưu vong / Tình dục an toàn đang hiện diện trước mặt tôi, ngay lúc này, đã là một hiện hữu độc lập; nó đang bước đi trên cùng một mặt đất, hít thở cùng một bầu không khí giống như tôi nhưng trong tính cách của một đời sống cá biệt, riêng tư, hoàn toàn khác tôi; không còn hiện hữu trong mối quan hệ tác giả – tác phẩm với tôi nữa. Quá trình thai nghén đã kết thúc, tác giả đã chết ngay từ khi bài thơ chào đời. Sự gắn bó máu thịt giữa tác giả và tác phẩm không còn nữa, mà bây giờ chỉ là một khoảng cách mênh mông giữa tôi với một kẻ khác. Vì vậy, mỗi khi tác giả đọc lại tác phẩm của chính mình bao giờ cũng bị đọc lại trong tư cách của một người ngoài cuộc, một độc giả, hay một nhà phê bình.

The two poems appear before my eyes now as independent beings; though they may traverse the same earth and breathe the same air as me, in another sense, they are with their own life: private, completely different from mine. No longer does that poet-poem relationship exist in me. The pregnancy comes to term, the poem enters its life and immediately the poet dies. With the flesh and blood attachment between poet and poem severed, all that’s left is an immense distance between me and an other. And so, whenever an author rereads their own work, they read as an outsider, a reader, a critic.

Trả lời câu hỏi tức là tôi bắt đầu một hành trình khám phá lại bài thơ, khám phá lại chính mình.

To answer the question of ‘why’ I am immediately set on a journey of rediscovering the poem, rediscovering myself.

Điều đó hoàn toàn giống như trong quan hệ của con người với ngôn ngữ, của tôi với tiếng Việt. Khi tôi nói, tức là tôi trở thành một với tiếng Việt trong một hợp nhất bất khả phân ly. Cũng như hơi thở, khi tôi thở, tôi và hơi thở là một. Quan sát hơi thở, quan sát cách mình thở ra, thở vào như thế nào như một đối tượng khách quan, thật sự chỉ là một bài tập giả tạo và chỉ được thực hành ở các tu viện Phật giáo mà thôi. Và bằng cách đóng vai một tu sĩ Phật giáo, tôi khảo sát quan hệ của tôi với tiếng Việt. Tôi khảo sát tôi và thế giới của tôi.

This is absolutely a question of the relationship between a person and a language, between me and Vietnamese. When I speak, I become the Việt utterance—the inseparable union of one. Just as when breathing, I and my breath are one. To observe the breath—to observe the exhale and the inhale as detached objects—is really to simulate an exercise that can only be truly practiced in a Buddhist monastery. And so by acting as a monk, I examine my relationship with the Vietnamese language. I examine my self and my world.

Tôi đã thấy gì trong hai bài thơ đó?

And what do I see in these two poems?

Một sự phân ly. Một sự đứt gãy, đoạn tuyệt. Một sự lạc lõng, mất mát. Một cái rễ hay nhiều cái rễ đã bị bật ra khỏi bóng tối.

A separation. A fracture, a rupture. A displacement, a loss. A root or many roots that have been pulled up from darkness.

Quan hệ tình nhân anh / em bây giờ đã bị thay thế bởi quan hệ trần trụi giữa hai cá thể độc lập tôi / em; tình yêu không còn là ngọn lửa linh thiêng sưởi ấm hai trái tim cô đơn mà đã thấm đẫm mùi vị kỷ của hoài nghi. Ngay cả ái ân không còn đem đến niềm hoan lạc của xác thịt mà đã trở thành một nỗi khốn cùng tình dục; bấp bênh, chao đảo giữa hai thái cực của chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa cá nhân, giữa nhàm chán và tỉnh thức. Thế giới đã đánh mất huyền thoại; miền Đất Hứa đã thành chốn lưu đày; con người đang phải sống kiếp lưu vong với chính mình và với đồng loại trong bóng tối.

The amorous relationship between anh & em [me & you, affectionately] now is seen as a bare relationship between two independent individuals tôi & em [I, detached, & you]. Love is no longer the sacred fire warming the loneliness of two hearts but is permeated with the smell of a suspicion. Even intimate lovemaking is devoid of physical pleasure and turns into miserable sex. The undulations, the wobbling back and forth between extremes: consumerism and individualism, ennui and arousal. The world has lost its magic; the Promised Land has become a place of captivity and exile; people must live a lifetime in the darkness of exile both from their own selves and their fellow creatures.

Tôi vừa là tôi vừa không còn là tôi. Tôi sống với gương mặt của một kẻ khác.

I am me and at the same time no longer me. I live with the face of an other.

Con người không những đánh mất/ bị tước đoạt tiếng nói của chính mình mà đồng thời, cũng đánh mất / bị tước đoạt tiếng nói chung. Ngôn ngữ, vì vậy, đã không còn giữ vai trò là nhịp cầu nối liền hai bờ của vực thẳm; sự hiệp thông đã đã bị băng hoại để chỉ còn hiện hữu băng giá của đối kháng giữa tôi / em, giữa chúng tôi / các anh.

People not only lose/ are deprived of their personal voice but at the same time, lose/ are deprived of their collective voice. Language, as such, no longer maintains the role of bridging a connection across two sides of a chasm; the communion has corroded and all that’s left is a frigid existence, an opposition between tôi & em [I, detached, & you], between chúng tôi & các anh [us, exclusive, & them, male].

Tuy còn đó sự phân ly, nhưng đau khổ và tuyệt vọng một cách vô hình đã liên kết con người với nhau. Workers of the world, unite! ngày nào đã được thay thế bằng một lời hiệu triệu khác Hỡi những kẻ tuyệt vọng trên thế giới, đoàn kết lại! Chúng ta không quê hương, không còn là tiếng kêu bi thiết của một cá nhân hay vết thương của một người bị bật khỏi gốc rễ mà đã là bi kịch của mọi người, của chúng ta. Trong hệ thống đại từ nhân xưng của người Việt, không có riêng một đại từ nào để gọi / nói về quê hương. Nó thường được đồng hóa với Mẹ, nhưng đó là một người mẹ gian khó và cam phận. Bạn sẽ gọi quê hương bằng một đại từ nào? Tôi sẽ gọi đó là một ám ảnh.

And yet despite that separation, the miseries and sufferings have also invisibly linked people together. Workers of the world, unite! at some point transforms into a different kind of summoning: Desperate souls of the world, unite! We without birthsoil: no longer the doleful call of an individual or the wound of a single being uprooted from their home, rather, a collective tragedy of chúng ta [ours, inclusive]. Within the pronoun system of address among Việt people, there is no distinct pronoun to call or speak about quê hương [birthsoil]. It is usually conflated with the Mother, but it must be a destitute and resigned mother. What pronoun would you use to call your birthsoil? I would call it a haunting.

Lịch sử Việt Nam là lịch sử của phân ly, ngờ vực và mất mát. Của nước mắt. Của đổ vỡ. Của lưu vong.

The history of Việt Nam is a history of separation, of mistrust and loss. Of tears. Of brokenness. Of exile.

Nhưng rồi một ngày những đứa con lưu lạc của biển sẽ trở lại, sẽ hàn gắn những mảnh vỡ của biển, sẽ thắp lên một chiếc cầu vồng cho tương lai của đại dương.

But one day the drifting children of the sea will come back, will mend the fragments, will light a rainbow for the future of an ocean.