Song Từ Thức vốn tính hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh. |
His passions: music, poetry, and beautiful landscapes.

February 26, 2025
This folk tale and its translation into English are published along with an accompanying essay by the translator.
Translator’s Note
“Từ Thức tiên hôn lục,” or “The Story of Từ Thức’s Marriage with a Fairy,” is a canonical Vietnamese fairy tale. While its origins remain shrouded in mystery, one of the most renowned versions is found in Nguyễn Dữ’s Truyền kỳ mạn lục, which was written in the sixteenth century. It was originally written in Hán văn (Classical Chinese script), and later rendered into Nôm (classical Vietnamese script) and Quốc ngữ (modern Vietnamese script). My translation is primarily based on the common Quốc ngữ version by Ngô Văn Triện, cross-referenced with classical Vietnamese texts and other translations of the tale.
“Từ Thức tiên hôn lục” weaves together elements of magic and romance. It also explores deeper metaphysical themes, evoking a sense of Buddhist ephemerality and even nihilism, especially towards the story’s conclusion. Uniquely, this ending is closely associated with a real location, in this case, the Bích Đào Cave in north-central Vietnam. As was the convention at the time, the tale ends with a commentary from Nguyễn Dữ.
Từ Thức Tiên Hôn Lục
Trong năm Quang-thái đời nhà Trần, người ở Hóa-châu tên là Từ Thức, vì có phụ-ấm được bổ làm Tri-huyện Tiên-du. Bên cạnh huyện có một tòa chùa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kỳ hoa nở thì người các nơi đến xem đông rộn-rịp, thành một đám hội xem hoa tưng-bừng lắm. Tháng 2 Bính-tý (niên hiệu Quang-thái thứ 9 (1396) đời nhà Trần), người ta thấy có cô con gái, tuổi độ 16, phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời, đến hội ấy xem hoa. Cô gái vin một cành hoa, không may cành giòn mà gãy khấc, bị người coi hoa bắt giữ lại, ngày đã sắp tối vẫn không ai đến nhận. Từ Thức cũng có mặt ở đám hội ấy, thấy vậy động mối lòng thương, nhân cởi tấm áo cừu gấm trắng, đưa vào tăng-phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người đều khen quan huyện là một người hiền-đức.
Song Từ Thức vốn tính hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh, việc sổ sách bỏ ùn cả lại, thường bị quan trên quở-trách rằng:
— Thân-phụ thầy làm đến đại-thần mà thầy không làm nổi một chức tri-huyện hay sao!
Từ than rằng:
— Ta không thể vì số lương 5 đấu gạo đỏ mà buộc mình trong áng lợi danh. Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu vậy.
Bèn cởi trả ấn tín, bỏ quan mà về. Vốn yêu cảnh hang động ở huyện Tống-sơn, nhân làm nhà tại đấy để ở. Thường sai một thằng nhỏ đem một bầu rượu, một cây đàn đi theo, mình thì mang mấy quyển thơ của Đào Uyên-minh hễ gặp chỗ nào thích ý thì hý-hửng ngả rượu ra uống. Phàm những nơi nước tú non kỳ như núi Chích-trơ, động Lục-vân, sông Lãi, cửa Nga, không đâu không từng có những thơ đề vịnh. Một hôm Từ dậy sớm, trông ra bể Thần-phù ở phía ngoài xa vài chục dặm, thấy có đám mây ngũ sắc, đùn đùn kết lại như một đóa hoa sen mọc lên, vội chèo thuyền ra thì thấy một trái núi rất đẹp. Từ kinh-ngạc bảo lái thuyền rằng:
— Ta đã từng lênh-đênh trong áng giang-hồ, các thắng cảnh miền đông-nam, không còn chỗ nào sót mà không đi đến. Nay không biết trái núi này từ đâu lại mọc ra trước mắt, vì trước kia vốn không từng có; ý giả là non tiên rụng xuống, vết thần hiện ra đấy chăng?
Bèn buộc thuyền lên bờ thì thấy những vách đá cao vút nghìn trượng, sừng sững đứng thẳng, nếu khống có cánh thì vị tất đã trèo lên thăm cảnh đó được. Nhân đề một bài thơ luật rằng:
千 章 碧 樹 掛 朝 暾
Thiên chương bích thụ quải triêu đôn
花 草 迎 人 入 洞 門
Hoa thảo nghênh nhân nhập động môn
遶 澗 已 無 僧 採 藥
Nhiễu giản dĩ vô tăng thái dược
沿 流 剩 有 客 尋 源
Diên lưu thặng hữu khách tầm nguyên
旅 遊 滋 味 琴 三 弄
Lữ du tư vị cầm tam lộng
釣 艇 生 涯 酒 一 樽
Điếu đĩnh sinh nhai tửu nhất tôn
擬 向 武 陵 漁 子 問
Nghĩ hướng Võ-lăng ngư tử vấn
前 來 遠 近 種 桃 村
Tiền lai viễn cận chủng đào thôn,
Dịch:
Triêu-dương bóng rải khắp ngày xanh,
Hoa cỏ cười tươi đón rước mình.
Hái thuốc nào đâu sư kẽ suối,
Tìm nguồn duy có khách bên ghềnh.
Lang thang đất lạ đàn ba khúc,
Nênh nổi thuyền câu rượu một bình.
Bến Võ chàng ngư, tìm thử hỏi,
Thôn Đào chỉ hộ lối loanh-quanh.
Đề xong, trông ngắm thẫn-thờ, như có ý chờ đợi. Chợt thấy ở trên vách đá bỗng nứt toác ra một cái hang, hình tròn mà rộng độ một trượng. Vén áo đi vào, vừa được mấy bước thì cửa hang đã đóng sập lại, tối-tăm mù-mịt như sa vào cái vực đen tối. Bụng nghĩ không còn thể nào sống được nữa, lấy tay sờ-soạng lối rêu, nhận thấy có một cái khe nhỏ, quằn-quèo như cái ruột dê vậy. Đi mò độ hơn một dặm thì thấy có đường đi ngoi lên. Bám bíu trèo lên thì mỗi bước mỗi thấy rộng rãi. Lên đến ngọn núi thì bầu trời sáng-sủa, chung quanh toàn là những lầu đài nguy-nga, mây xanh ráng đỏ, bám ở lan can, cỏ lạ hoa kỳ, nở đầy trước cửa. Sinh nghĩ nếu không phải là chỗ đền-đài thờ-phụng, tất là cái xóm của những bậc lánh đời, như những nơi núi Sậu nguồn Đào chẳng hạn. Rồi chợt thấy có hai người con gái áo xanh bảo nhau rằng:
— Lang-quân nhà ta đã đến!
Đoạn họ vội chạy vào báo tin, một lúc đi ra nói rằng:
— Phu-nhân chúng tôi sai mời chàng vào chơi.
Sinh đi theo họ vào, vòng quanh một bức tường gấm, vào trong một khung cửa son, thấy những tòa cung-điện bằng bạc đứng sững, có những tấm biển đề: « Điện Quỳnh-hư », « Gác Dao-quang ». Trên gác có bà tiên áo trắng, ngồi trên một cái giường thất-bảo; bên cạnh đặt một chiếc giường nhỏ bằng gỗ đàn hương, mời sinh lên ngồi và bảo rằng:
— Tính hiếu-kỳ của chàng đã thành chứng nghiện. Sự vui-sướng trong một chuyến đi chơi này, kể cũng đã thỏa nguyện bình sinh. Nhưng mối duyên gặp gỡ, chàng có còn nhớ gì không?
Sinh thưa rằng:
— Tôi là một kẻ dật sĩ ở Tống-sơn. Một cánh buồm gió, một lá thuyền nan, phóng lãng giang-hồ thích đâu đến đấy. Nào có biết chốn này lại có Tử-phủ Thanh-đô! Lần mò lên được tới đây, chẳng khác như mình đã mọc cánh mà bay lên đến cõi tiên vậy. Song lòng trần mờ tối, chưa biết tiền-đồ ra làm sao. Dám xin chỉ bảo rõ-ràng cho chúng tôi được hiểu.
Bà tiên cười mà rằng:
— Chàng biết sao được. Đây là núi Phù-lai, một động tiên thứ sáu trong 36 động, bồng-bềnh ở ngoài bể cả, dưới không có bám-bíu, như hai núi La-phù tan hợp theo với gió mưa, như các ngọn Bồng-lai, co duỗi theo với sóng giợn, mà tôi tức là địa-tiên ở Nam-nhạc là Ngụy phu-nhân. Vì thấy chàng là người cao nghĩa sẵn lòng cứu giúp sự nguy-khốn cho người, nên mới dám làm phiền mời chàng đến đây.
Bà tiên nhân đưa mắt cho con hầu để bảo gọi một cô tiên ra, sinh liếc nhìn trộm, chính là người bẻ gãy cành hoa ngày trước. Bà tiên trỏ bảo rằng:
— Đứa con tôi đây tên là Giáng-hương, ngày trước gặp phải cái nạn trong khi đi xem hoa, nhờ chàng cứu gỡ, ơn ấy khôn quên, nay muốn cho nó kết-duyên để báo đền ơn trước.
Bèn ngay đêm ấy đốt đèn mỡ phượng, rải đệm vằn rồng, để hai người làm lễ giao bái. Ngày hôm sau quần tiên đến mừng, có người mặc áo gấm cưỡi con ly từ đàng bắc xuống, có người bận xiêm lụa cưỡi rồng từ phía nam lên, có người đi kiệu ngọc, có người cưỡi xe gió, đồng thời lại họp. Tiệc yến đặt ở từng thượng trên gác Dao-quang, buông rèm câu ngọc, rủ trướng móc vàng, phía trước đặt một cái ghế bành bằng ngọc lưu-ly mà để không. Quần tiên vái chào nhau cùng ngồi ở những ghế bên tả; Từ Thức thì ngồi ở cái giường bên hữu. Ngồi xong, có tiếng truyền hô là Kim-tiên đã đến, mọi người đều bước xuống lạy đón chào. Đoạn rồi lên gác tấu nhạc. Tiệc bày mâm bằng mã-não, đĩa bằng ngọc-thạch, các món ăn đều rất kỳ lạ; lại có những thứ rượu kim-tương ngọc-lễ, mùi hương đưa lên thơm nức, dưới trần không bao giờ có được cái của quý như vậy. Người áo gấm trắng nói:
— Chúng tôi chơi ở chốn này mới 8 vạn năm, mà bể Nam đã ba lần tung bụi. Nay chàng từ xa tới đây, không vì tiên phàm mà cách trở, ba sinh hương lửa, tưởng cũng không phụ, đừng nên cho chuyện thần tiên là câu chuyện hoang-đường.
Rồi có những người trẻ nhỏ, chia ra từng lớp mà múa điệu lăng-ba. Đoạn, phu-nhân mời tiệc. Giáng-hương rót rượu. Người bận xiêm lụa nói đùa rằng:
— Nương tử hôm nay màu da mỡ đọng, chứ không khô gầy như trước nữa. Người ta bảo ngọc-nữ không chồng, câu ấy hỏi có tin được không?
Quần tiên đều cười, duy người mặc áo xanh buồn rầu không vui mà nói rằng:
— Mối duyên của cô em đây, thật cũng là tốt đẹp. Song nghĩ cái giá băng-ngọc ở bên mây, mà đi kết mối tóc tơ ở cõi thế, vạn nhất tiếng tăm vỡ lở, thiên hạ chê cười, quần tiên chúng ta, e không khỏi mang tiếng lây được.
Bà Kim-tiên nói:
— Ta ở trong chốn lâu thành trên trời, chầu hầu bên cạnh đức Thượng-đế, mênh-mang trần hải, chưa từng đặt bước xuống bao giờ. Thế mà những kẻ hiếu sự họ còn bịa ra, nào bảo Dao-trì hội kiến ở đời Chu, Thanh-điểu truyền tin ở đời Hán[4] ta còn thế, huống chi là lũ các nàng ư? Song tân-lang ngồi đây, ta không nên bàn phiếm những câu chuyện khác.
Bà phu-nhân nói:
— Tôi nghe tiên khá gặp chứ khôn tìm, đạo không tu mà tự đến. Những cuộc gặp gỡ hiếm lạ, đời nào mà không có: như đền Bạc-hậu, như quán Cao-đường, như thần Lạc-phố lướt sóng, như nàng Giang-phi cổi ngọc, như Lộng-Ngọc lấy Tiêu-Sử, như Thái-Loan gặp Văn Tiêu, như Lan-Hương gặp Trương-Thạc. Bao nhiêu những chuyện cũ còn sờ-sờ đó; nếu thế này mà bị chê cười thì đã có những người trước ấy họ chịu đỡ tiếng cười cho mình.
Mọi người cùng phá lên cười rất vui-vẻ. Rồi đó mặt trời gác núi, các khách-khứa đều giải-tán cả. Sinh đùa bảo Giáng-hương rằng:
— Thì ra tất cả các cõi trời đều có chuyện phối ngẫu cả. Cho nên ả Chức-nữ lấy chàng Ngưu-lang, nàng Thượng-nguyên tìm chàng Phong-trắc, Tăng-Nhụ có bài ký Chu Tần, Quần-Ngọc có bài thơ Hoàng-lăng, cảnh khác nhưng tình cũng giống nhau, nghìn xưa vẫn như thế cả. Nay quần tiên ai về chỗ nấy, sống trong cảnh quạnh-quẽ vô liêu, đó là vì lòng vật-dục không nẩy sinh, hay là cũng có nhưng phải gượng đè nén?
Nàng đổi sắc mặt nói:
— Mấy người ấy là những cái khí huyền-nguyên, những cái tính chân-nhất, thân hầu cửa tía, tên ghi đền vàng, ở thì ở phủ thanh-hư, chơi thì chơi miền sung-mạc, không cần gạn mà lòng tự trong, không cần lấp mà dục vẫn lặng. Không như thiếp bảy tình chưa sạch, trăm cảm dễ sinh, hình ở phủ tía nhưng lụy vướng duyên trần, thân ở đền quỳnh mà lòng theo cõi đục; chàng đừng nên nhân một mình thiếp mà cho tất cả quần tiên đều thế.
Từ nói:
— Nếu thế thì em còn thua các tiên kia xa lắm.
Vợ chồng cùng vỗ tay cả cười.
Chỗ Giáng-Hương có bức bình-phong trắng, Từ thường đề thơ lên trên rằng:
I
眼 底 煙 霞 脚 底 雲
Nhỡn để yên hà cước để vân
清 光 洒 洒 逼 三 神
Thanh quang sái sái bức Tam Thần.
松 花 半 老 香 風 動
Tùng hoa bán lão hương phong động,
媒 引 滄 浪 釣 艇 人
Môi dẫn Thương-lương điếu đĩnh nhân.
Dịch:
Khói rợp mây che khắp bốn trời,
Non Thần trong sáng đó là nơi
Hoa thông theo gió đưa hương ngát,
Dắt dẫn thuyền câu khách một người.
II
秋 風 一 夜 月 漫 山
Thu phong nhất dạ nguyệt man san,
廉 捲 黄 花 入 倚 欄
Liêm quyển hoàng hoa nhập ỷ lan.
酒 力 困 人 詩 思 苦
Tửu lực khốn nhân thi tứ khổ,
吟 毫 醉 閣 碧 琅 玕
Ngân hào túy các bích lang can.
Dịch:
Một đêm gió thổi nguyệt đầy non,
Rèm cuộn, hoa vàng lọt cửa son
Rượu mệt-mê say người nặng trĩu,
Mượn đem bút trúc gửi thi hồn.
III
寶 鴨 凝 寒 換 宿 香
Bảo áp ngưng hàn hoán túc hương,
別 裁 新 譜 理 霓 裳
Biệt tài tân phổ lý nghê-thường.
辭 成 不 敢 高 聲 道
Từ thành bất cảm cao thanh đạo,
驚 起 陰 來 風 雨 長
Kinh khởi âm lai phong vũ trường.
Dịch:
Đốt lại lò trầm nhóm lại hương
Đắn đo đổi mới khúc nghê thường
Bài thành không dám cất cao tiếng,
E gió mưa về ầm một phương.
IV
紅 霞 對 起 赤 城 椒
Hồng-hà đối khởi Xích-thành tiêu
插 漢 宮 牆 鎖 寂 寥
Sáp hán cung tường tỏa tịch liêu.
星 斗 擾 欄 天 一 握
Tinh đẩu nhiễu lan thiên nhất ác,
夜 深 秦 女 學 吹 簫
Dạ thâm Tần-nữ học xuy tiêu.
Dịch:
Ráng đỏ đùn lên tựa gấm thêu,
Cung tường cao vút vắng teo teo,
Trăng sao dường mọc quanh bên mái,
Tần-nữ đêm dài học thổi tiêu.
V
滄 茫 雲 外 短 長 洲
Thương mang vân ngoại đoản trường châu
閩 桂 乾 坤 日 夜 浮
Mân Quế kiền khôn nhật dạ phù
一 鳥 暮 春 飛 不 盡
Nhất điểu mộ xuân phi bất tận
連 空 淡 掃 碧 悠 悠
Liên không đạm tảo bích du du.
Dịch:
Ngoài mây thấp thoáng bóng tiên châu,
Mân, Quế phương trời ngút tận đâu.
Xuân muộn con chim bay lạc lõng,
Vòm không quang sạch biếc làu làu.
VI
却 寒 簾 放 月 重 重
Khước hàn liêm phóng nguyệt trùng trùng,
怯 對 衰 顏 把 鏡 慵
Khiếp đối suy nhan bả kính dung.
隔 竹 喚 來 僊 枕 夢
Cách trúc hoán lai tiên trẩm mộng,
五 更 無 柰 遠 山 鐘
Ngũ canh vô nại viễn sơn chung.
Dịch:
Rèm buông cản lạnh nguyệt linh-lung,
Gương võ-vàng soi luống thẹn-thùng.
Cách trúc gối tiên vừa khẽ chợp,
Non xa đưa rộn tiếng chuông đồng.
VII
浮 浮 瑞 靄 遶 金 閨
Phù phù thụy ái nhiễu kim khuê
方 丈 携 南 弱 水 西
Phương-trượng huề nam Nhược thủy-tê
唱 罷 鼉 更 天 聲 曙
Xướng bãi đà canh thiên dục thự,
鄉 心 何 處 一 聲 鷄
Hương tâm hà xứ nhất thanh kê.
Dịch:
Khí lành quanh-quất phủ buồng xuân,
Phương-trượng non xa, Nhược-thủy gần
Dứt tiếng canh đà trời sắp sáng,
Lòng quê theo dõi áng mây tần.
VIII
烟 嵐 如 髻 柳 如 鈿
Yên lam như kế liễu như điền
瑣 闥 晴 窺 海 泊 船
Tỏa thát tình khuy hải bạc thuyền,
羽 客 去 時 無 處 覓
Vũ khách khứ thời vô xứ mịch,
步 虛 聲 外 碧 連 天
Bộ hư thanh ngoại bích liên thiên.
Dịch:
Hơi lam: mái tóc, liễu: hoa cài,
Thuyền bể xa trông thấp-thoáng ngoài
Đạo-sĩ một đi tìm khó thấy,
Trong không tản-mác tiếng ngân dài.
IX
四 面 波 濤 一 髻 山
Tứ diện ba đào nhất kế sơn
夜 來 何 處 夢 鄉 關
Dạ lai hà xứ mộng hương quan
茫 茫 塵 界 回 頭 遠
Mang mang trần giới hồi đầu viễn,
身 在 紅 雲 碧 水 間
Thân tại hồng vân bích thủy gian.
Dịch:
Sóng nước bao quanh núi một vùng,
Mộng về quê cũ lối không thông,
Mây vàng nước biếc thân nương đậu,
Trần giới xa coi ngút mịt-mùng.
X
桃 花 繞 㵎 出 天 台
Đào hoa nhiễu giản xuất Thiên-thai
委 地 殘 紅 半 綠 苔
Ủy địa tàn hồng bán lục đài
却 笑 劉 郎 輕 出 洞
Khước tiếu Lưu-lang khinh xuất động,
臨 風 幾 把 玉 書 開
Lâm phong kỷ bả ngọc thư khai.
Dịch:
Mặt suối hoa đào lặng-lẽ trôi,
Rêu trùm sắc thắm uổng pha-phôi.
Lưu-lang biệt động sao khờ mấy,
Thư ngọc buồn tênh giở mấy hồi.
Như Từ từ khi bỏ nhà đi, thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay màu biếc. Những đêm sương sa gió thổi, trông thấy trăng dòm cửa sổ, sóng tóe đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bâng-khuâng, quấy-nhiễu khiến không sao ngủ được. Một hôm trông ra bể, thấy một chiếc tàu buôn đi về phương nam, Từ trỏ bảo Giáng-Hương rằng:
— Nhà tôi đi về phía kia kìa, song biển cả trời xa, chẳng biết là ở tận đâu.
Rồi nhân lúc rỗi, chàng nói với nàng rằng:
— Tôi bước khách bơ-vơ, lòng quê bịn-rịn, lệ hoa thánh thót, lòng cỏ héo-hon, dám xin thể tình mà cho được tạm về, chẳng hay ý nàng nghĩ thế nào?
Giáng-Hương bùi-ngùi không nỡ dứt. Từ-lang nói:
— Tôi xin hẹn trong một thời-kỳ bao nhiêu lâu, để về cho bạn bè gặp mặt và thu xếp việc nhà cho yên, sẽ lại đến đây để với nàng cùng già ở chỗ làng mây bến nước.
Giáng-Hương khóc mà nói:
— Thiếp chẳng dám vì tình phu phụ mà ngăn cản mối lòng quê-hương của chàng. Song cõi trần nhỏ hẹp, kiếp trần ngắn-ngủn, dù nay chàng về nhưng chỉ e liễu sân hoa vườn, không còn đâu cảnh tượng như ngày trước nữa.
Nàng nhân thưa với phu-nhân, phu-nhân nói:
— Không ngờ chàng lại thắc-mắc vì mối lòng trần như vậy.
Nhân cho một cỗ xe cẩm-vân để chàng cưỡi về. Nàng cũng đưa cho chàng một bức thư viết vào lụa mà nói:
— Ngày khác trông thấy vật này, xin đừng quên mối tình cũ-kỹ.
Nhân tràn nước mắt mà chia biệt.
Chàng đi chỉ thoắt chốc đã về đến nhà, thì thấy vật đổi sao dời, thành quách nhân dân, hết thảy đều không như trước nữa, duy có những cảnh núi khe là vẫn không thay đổi sắc biếc màu xanh thủa nọ. Bèn đem tên họ mình hỏi thăm những người già cả thì thấy có người nói:
– Thủa bé tôi nghe nói ông cụ tam đại nhà tôi cũng cùng tên họ như ông, đi vào núi mất, đến nay đã hơn 60 năm, nay đã là năm thứ 5 (1458) niên-hiệu Diên-ninh là đời ông vua thứ ba của triều Lê rồi.
Chàng bấy giờ mới hậm-hực bùi-ngùi; muốn lại lên xe mây để đi, nhưng xe đã hóa làm một con chim loan mà bay đi mất. Mở thư ra đọc, thấy có câu: « Kết lứa phượng ở trong mây, duyên xưa đã hết, tìm non tiên ở trên bể, dịp khác còn đâu! » mới biết là Giáng-Hương đã nói trước với mình những lời ly-biệt. Chàng bèn mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành-sơn, rồi sau không biết đi đâu mất.
Lời bình
Than ôi, nói chuyện quái sợ loạn chuyện thường, cho nên thánh-hiền không nói. Nhưng việc Từ Thức lấy vợ tiên, cho là thực không ư? Chưa hẳn là không; cho là thực có ư? Chưa hẳn là có. Có không lờ mờ, câu chuyện tựa hồ quái đản. Nhưng có âm đức thì tất có dương báo, cũng là lẽ thường. Những bậc quân-tử sau này khi để mắt đến sẽ liệu mà thêm bớt, bỏ chỗ quái mà để chỗ thường thì phỏng có gì là hại.
The Story of Từ Thức’s Marriage with a Fairy
Under the reign of Emperor Quang Thái of the Trần Dynasty, there was a man named Từ Thức of Hòa Châu. Thanks to his father’s reputation, he was appointed magistrate of Tiên Du district. In this district, there was a famous pagoda where a peony tree grew. Every year, when the tree was in full bloom, people from all paths of life went to see it, creating a festive scene. In the second month of the Year of the Fire Rat (1396), people saw a beautiful girl, roughly sixteen, come to enjoy the flowers. She reached for a peony branch and carelessly broke it, so the guard then held her captive. No one came to free her until nightfall, when Từ Thức happened to be at the scene. Deeply sympathizing with the girl, he gave the guard his own mink coat as compensation to set her free. Thus, he was praised as a virtuous man.
Yet, he was a starry-eyed man. Very often he drank. His passions: music, poetry, and beautiful landscapes. This meant he usually procrastinated on his paperwork. His superiors scolded him. “Your father is a top-ranking mandarin, how come you can’t be a proper district magistrate!”
Từ Thức replied, “I won’t let my hands be tied by the lure of fame and benefits just for the sake of a measly salary. All are destined to return from whence they came. The wonderful scenery of my homeland shall not fail to keep me enchanted.”
Then he left his seal and resigned and returned to live in the countryside. Because of his love for the caves of Tống Sơn district, he decided to settle there. Often, a child tagged along with him as his sidekick, carrying a zither, a bottle of wine, and some poetry books by T’ao Ch’ien for his master. Whenever he found an ideal place, Từ Thức would sit down to drink and enjoy music. All the spectacular landscapes in the area, like Chích Trợ mountain, Lục Vân cave, Lãi river, and Nga estuary appeared in his poems.
One day, Từ Thức got up early and looked out dozens of miles beyond Thần Phù estuary, and saw a five-colored cloud, gradually transforming into the shape of a blooming lotus. Without hesitation, he commissioned a boat to bring him offshore. Through the cloud, he found a magnificent mountain. Stunned by the vista, Từ Thức turned to his boat’s sailor, saying, “I have spent my time journeying to all natural landscapes. Of all the bountiful views that grace this southeastern region, there’s literally no place where my wandering feet have never trodden. But I’m at a loss as to the origins of this wondrous mountain. Surely, it has never been here before, thus I deem it must have descended from the celestial sphere above.”
Leaving the sailboat, he went up the mountain and saw cliffs as high as thousands of trượng. The mountain was so high and sheer that only those with wings could get to the top. Từ Thức then wrote a poem:
Thousand trees doth catch the morning light,
At cave’s entrance, herbs and flowers grace,
Greeting venturers from the still of night,
No monk roams where medicinal plants embrace.
A curious traveler, with passion strong,
Seeks the source of waters, deep and wide,
On winding streams where nature’s throng,
Doth flourish, thrive, and freely reside.
While hiking, sounds of the zither delight,
Filling my soul with solace and calm,
And in my boat, seeking respite,
A cup of wine brings peace and balm.
To find the Peach Village, seek with care,
The fisherman of Võ Lăng, wise and true,
Who knows the secrets of this land so fair,
And will guide thee to treasures hidden from view.
Then, he watched the whole scene stunned, as if waiting for something. Suddenly, a crack tore at the cliff, opening a one-trượng-wide arched entrance to a cave. Từ Thức carefully went in, only to find the entrance sealed after a few steps. It was so dark it was as if he had fallen into an abyss. Assuming death awaited him, Từ Thức still groped around for a path. Luckily, he felt an alley that was small and winding like a goat’s gut. Having managed to walk for roughly a mile, he eventually saw a way out. The higher he climbed up, the wider the space around him became. When he reached the top, he saw the bright sky. Từ Thức was surrounded by majestic palaces with corridors adorned by colorful clouds and vibrant flowers blooming at the entrance. He thought that if this wasn’t a temple or an esplanade, it should be some hermits’ shelter, maybe Gijjhakuta or the Peach Village itself. Suddenly, he heard two girls in green dresses telling each other, “Our Lady’s guest has come!”
The girls went inside one of the palaces to spread the news, then returned to greet him. “Our Lady invites you to come inside.”
Từ Thức followed them, passing by a velvet wall to a vermilion gate. There he saw many more tall silver palaces. Their names were written on signs hanging from their doors: Quỳnh Hư Palace, Dao Quang Pavilion. Up on the pavilion was a fairy in white, sitting on a bed inlaid with seven kinds of gems. Next to it was a santalwood bed. The fairy invited Từ Thức to sit on the bed, saying, “Your curiosity is more like a vice of sorts. This voyage, with all of its joy and delights, should sate your thirst for adventure. But, prithee, do you remember our first meeting?”
Từ Thức politely replied, “I am a recluse from Tống Sơn. With a sail and a little boat, I live the carefree life of an adventurer. Little did I know that grand palaces and splendid pavilions awaited me here. On arriving, I’m like a winged man flying to the Celestial Realm. Yet, my heart is so plagued with uncertainty—an anxiety of what my future will hold. I beseech you, give me some guidance.”
The fairy replied with a smile, “How could you have known? This is Phù Lai Mountain, the sixth amongst thirty-six fairy caverns floating on the outer sea. It drifts above the earth, like La Phù Mountain, which comes and goes like rain and wind, and like Bồng Lai Mountain, which transforms like the ocean’s waves. I am Lady Nguỵ, the goddess of Nam Nhạc. Knowing you are a chivalrous man who is willing to help others, I have decided to extend my invitation unto you.”
The goddess turned her eyes to signal her maids to call another fairy. Từ Thức then took a quick look and immediately recognized that it was the girl who had broken the flower branch.
The goddess said, “This is Giáng Hương, my daughter. Last time when she went to the flower festival, she fell prey to misfortune. All was solved thanks to your help. We shall not forget such a kind act. Thus, to express our deepest gratitude, I offer the hand of my daughter in matrimony with you.”
The same night, they lit up phoenix candles and laid out a dragon mattress for the wedding ritual. The next day, fairies from all caverns came to congratulate the newlyweds. Some were dressed in velvet robes, riding from the north on a kỳ lân1Kỳ lân, usually clipped as lân, is the Vietnamese version of the mythical lion-like animal commonly known as 麒麟 (qílín and kirin in Chinese and Japanese, respectively) in Sinospheric countries. The animal is often mistranslated as a unicorn.. Some came dressed in silk, flying in from the south on the dragon’s back. Some arrived on gilded sedan chairs, while others traveled on their wind chariots. A banquet was prepared on the top floor of Dao Quang Pavilion, which was adorned with curtains and pearl strands and an empty lapis couch in front. The fairies greeted one another and sat on chairs on the left, while Từ Thức sat on a bed on the right. A loud voice announced that Kim Tiên2Kim Tiên is a high fairy rank in Taoism. had arrived, so everyone gathered to give her a welcome bow. Music was played in the pavilion. Wonderful food was served on agate trays and jade dishes. The air was filled with the fragrance of top-notch liquors that could never be found in the living world.
A fairy in white said, “We’ve been roaming this region for roughly eighty thousand years, yet the southern sea has been transformed thrice3This is a classic Chinese allegory written in Gě Hóng’s Shénxiān Zhuán: During the Eastern Han era (25–220), a gifted scholar wanted to become a celestial, so he decided to withdraw to a high mountain to study. Finally, as a celestial, he returned to visit his hometown, but the scene was unrecognizable. A goddess told him that the sea had turned into mulberry fields three times since he left.. From afar, you have crossed the border of the living and the celestial. That feat should compensate for what you have achieved in the last three lives4Another classic Chinese allegory: There was a traveler who took shelter at a pagoda. In his sleep, he dreamed of three different clouds and a monk. The monk told him that the exquisite clouds were actually incarnations of his three previous lives.. Hence, don’t ever fool yourself that this fairy realm is a figment of fantasy.”
Children started to perform the dance of rolling waves. The goddess hosted the party while Giáng Hương went around to offer wine to the guests. A fairy in silk commented, “The young bride appears so lively today, with a countenance unlike her usual mournful expression. How can a maiden retain her youth and loveliness perpetually without marriage?”
Other fairies laughed at the comments, save the one in green who remained sad. She said, “Our sister’s nuptials are such a happy occasion. However, upon further reflection, you can see that she, a celestial being, is wedding a mortal. Should something happen to their marriage, everyone will hold them up to ridicule. Then we fairies wouldn’t be able to keep our reputation intact, either.”
Kim Tiên interrupted, “I have always lived in this celestial world, fully committed to serving the Jade Emperor. Verily, I have never set foot on any lands and waters of the living world. Yet fabricators have weaved numerous tales about me, from my encounter with Chow King at the Jade Lake5This Kim Tiên must be the Queen Mother of the West (or Tây Vương Mẫu in Vietnamese). Western readers may know her by the Japanese name Seiōbo from László Krasznahorkai’s novel Seiobo járt odalent (Seiobo There Below). In Chinese mythology, this goddess lives near the Jade Lake on Kunlun Mountain. King Mu of Zhou (ninth century BCE) was a great admirer of celestial beings, so he was invited to her place. In another record, Emperor Wu of Han (140–88 BCE) ran into two blue birds while wandering in his garden. The birds told him that the goddess would meet him soon. When she came, the two birds transformed into two little fairies beside her. to two blue birds heralding my coming to the Han Emperor. If even I myself am subject to those fables, why is it a big matter with you? For the new groom sitting here, we should not mention those mean concerns.”
The Lady remarked, “It’s easier to run into a fairy than to find one. One who forces themselves into becoming a celestial will never achieve it6The original text was “The Tao won’t appear when you seek it, as it will come by itself.” This is rooted in the Taoist tradition of going with the flow of life. Everything is connected through predestined ties called duyên (also known as 연 yeon and 緣 en in Korean and Japanese, respectively). If two people don’t have duyên, they won’t run into each other no matter how hard they try. Alternatively, duyên, if it exists, will lead them to each other anyway.. Strange encounters like this are common in all ages. One may think about the happenings at Bạc Hậu temple and Cao Đường tavern. There was a time when a goddess floated around as if stepping on waves, at Lạc Phố, or when the two girls of Giang Phi gave away their pearls, or when the princess and her flute tutor flew away on cranes, or when the exiled fairy and her husband rode tigers deep into the woods, or when the mortal husband and the fairy had to write each other poetry to ease their longing7These are references to other classical Chinese allegories. Some of them involve unexpected encounters and unusual marriages between mortal people and celestial beings.. Tales of this kind are innumerable. If a marriage like this were the subject of jest, then Giáng Hương and Từ Thức’s predecessors would have been tolerating those mean remarks!”
Everyone burst into laughter. At dusk, all the guests were dismissed. Từ Thức jokingly told Giáng Hương, “Little did I know that marriage existed in all Celestial Realms. It makes sense for the Weaver Girl to wed the Cowherd8According to a popular Chinese and Vietnamese legend, Chức nữ (or Zhīnǚ 織女 in Chinese) is the goddess of weaving. While she was taking a bath in the living world, Ngưu lang (or Niúláng 牛郎 in Chinese), a cowherd, passed by and immediately fell in love with her. He stole her clothes, making her unable to return to the Celestial Realm. Then they got married. They led a happy life until her father, the Jade Emperor, found out about their wedding. He ordered Tây Vương Mẫu to bring her back to the Celestial World. He also built the Milky Way to separate the lovers. Chức nữ and Ngưu lang became the Vega and Altair stars in the night sky. Annually, crows gather to form a bridge to help the lovers meet each other in the seventh month of the Lunar Year., the Goddess to unite with the Scholar9Another classical Chinese myth: Thượng Nguyên was the head goddess who took care of all fairies. She usually came to the mortal world to look for Phong Trắc, a scholar who often read books on a remote mountain., for the lost man to write some souvenir verses10Under the T’ang Dynasty in China (618–690, 705–907), a scholar named Ngưu Tăng Nhu got lost on his way home. In the dark night, he saw a flame from afar. However, when approaching the fire, he realized that it was a gorgeous palace. It turned out that it was the palace of an Empress of the Han Dynasty (second century BC). She welcomed him to the house. The two enjoyed food, drinks, poetry, and music together. Before continuing his journey, the scholar gave the Empress a short poem as a souvenir., and for the man composing temple verses to honor his vow, for him to be heralded11A Chinese scholar named Lý Quần Ngọc went into a small temple. Inspired, he wrote some verses for the place. Suddenly, two beautiful girls appeared in front of him, saying that they would be back in two years to be his companions. All together, they would travel to many magnificent places.. Love has always been the same throughout space and time. Now the party has ended. Everyone returns to where they came from, continuing their mundane and lonely life. Is this because the flame of lust within fairies has gone out or is it just abstinence?”
Giáng Hương replied melancholily, “We have within our souls the very essence of the whole of existence and our truest selves. Our names are carved on steles in golden temples, our steps are through crimson gates. In purity do we dwell, and in serenity do we play. Our souls are pure with no filter. Our flames are out with no force. But I, for one, am not devoid of the seven emotional concerns12Thất tình (qīqíng 七情 in Chinese) are the seven kinds of emotional phenomena that concern humans according to Buddhism in East Asia. They are namely hỷ (happiness), nộ (wrath), ai (sadness), lạc (delight), ái (love), ố (hatred), and dục (desire).. Though I live in a pure and serene world, my soul still responds to the trials of love. My dear, do not liken me to the other fairies.”
Từ Thức replied, “You still have a lot to learn from them.”
The couple then clapped and shared hearty laughter.
At Giáng Hương’s place, there was a white folding screen. Từ Thức wrote poetry on it:
I
The sky is covered with thick smoke, dense clouds,
While Sacred Mountains shine bright and proud,
Half-old pines exude sweet fragrance to the breeze,
Guide the fisherman on his boat with ease.
II
In tranquil night, the winds do roam the mount,
Sneak through the golden flowers’ curtain, gilt frame count
In drunken delirium, too much for heart to bear
Pour out with pen and ink, release the care.
III
Embers reignite, scents anew
Celestial melodies renew
But chant not loud, lest storms accrue
And twisters all around pursue.
IV
Like embroidered velvet, crimson clouds overlap,
Celestial Realms above, in stillness they nap,
Moon and stars rise high, around the rooftop
As fairy learns to play flute all night, perhaps.
V
Beyond the clouds, the Fairyland doth lie,
Where earth and heaven fall into chaos nigh,
Late spring, where only a wing can be found,
The sky immense, with hues of blue profound.
VI
Behind the windshield’s shade, the moon aglow,
The maiden gazes in her mirror, her face glows,
Amidst the bamboo’s rustle, a dreamlike call,
Afar, a mountain’s bell echoes, and enthralls.
VII
Gilded gate encircled by clean clouds so fair,
Far from Sacred Mountain, near Celestial River’s lair,
Drumbeats herald the arrival of the dawn,
Suddenly yearning for an old chicken’s call.
VIII
Mountain fog cascades like a flow, willows scatter like hairpins glow.
From the far-off sea, a lone boat sails,
A scholar with no place to call his trails,
Save the sacred chant from the Celestial Realm.
IX
Surrounded by mountains and seas, my abode
Returning home seems like a hopeless road
Finding refuge in lands of blue waters and golden clouds
The world of my birthplace, so distant, enshrouds.
X
Peach blossoms cascade from the Celestial Stream,
Faint roses on green moss, a bed they seem,
Mocking the man who yearns to leave this place,
Winds come tell him: read those letters with grace.
It had been a year since Từ Thức had left his home. The lotus pond had turned blue. On windy nights, with the glowing moon hanging beyond the windows and the sound of waves echoing from afar, a bout of melancholy filled his heart, making it so heavy that he couldn’t sleep. One day, while looking out to the sea, he saw a trading ship heading south. He pointed to it and told Giáng Hương, “My house lies in that direction, but the vastness of the sea and the height of the sky make it impossible to see from here.”
Some days later, when the right time came, he said to his wife, “Although I am a lone traveler, my longing for home is indescribably profound. I am just asking if you could do me a small favor, to allow me to return home for a while. What do you think?”
Seeing Giáng Hương on the verge of tears, he added, “I promise that I will only go home for a while to meet my friends and take care of my family affairs. Then I will return to this Celestial Realm with you.”
Tearfully, Giáng Hương replied, “How could I use my love to prevent you from longing for your homeland? Yet, the mortal world is small, and time flies more rapidly there. Even if you go home now, things are no longer the same as they used to be.”
She then confided in her mother, who replied, “I didn’t expect Từ Thức to have such a profound yearning for home.”
Then the Lady offered a cloud chariot to bring him home. As he was about to depart, Giáng Hương handed him a silk letter. “Whenever you see this letter of mine, don’t you ever forget our love.”
In tears, they parted.
It wasn’t long until he finally got home. However, just like his wife’s warning, everything had changed. The palaces and houses were no longer what they had been. Only the mountains sustained their evergreen hues. He then came to ask the elderly. To his surprise, they said, “When I was a child, my great-great-granduncle also had the same name as you. He went into the deep mountain eighty years ago. It’s the fifth Diên Ninh year (1458), and the current Lê Dynasty has gone through three emperors.”
Deeply saddened, he intended to get back on the cloud chariot, only to realize that the vehicle had turned into a phoenix and flown away. He took out the letter to read. In the letter, Giáng Hương wrote, “We became husband and wife in the clouds, but now our providence has met its end. How can one find another sacred mountain floating on the sea?” Then he knew Giáng Hương had prepared for this separation. He put on a modest coat and a leaf hat, walked into Hoành Sơn Range, and never returned.
Comment
Alas! Maybe the ancient sages did not tell us everything for fear that too much discussion on fantasy would distort the ordinary. But did Từ Thức really marry a fairy? The answer is both yes and no. It is this ambiguity that imbues this story with an extraordinary sense. However, meetings in hell always come along with heavenly encounters. That is common sense. Scholars should be cautious when getting involved in these otherworldly affairs. It is advisable to stay sane between fantasy and reality.